Brother ra mắt 'máy in thăng hoa' tại Việt Nam
Máy in thăng hoa SP-1 của Brother sử dụng loại mực đặc biệt, phục vụ nhu cầu in ấn cho doanh nghiệp lĩnh vực sáng tạo, sản xuất quà lưu ...
Máy in thăng hoa SP-1 của Brother sử dụng loại mực đặc biệt, phục vụ nhu cầu in ấn cho doanh nghiệp lĩnh vực sáng tạo, sản xuất quà lưu ...
Máy cắt đa năng Brother SDX1200 là thiết bị hiện đại, lý tưởng cho những ai đam mê thủ công và thiết kế sáng tạo. Với khả năng cắt chính ...
Máy cắt đa năng Brother ScanNCut SDX900 và SDX1200 không chỉ là những thiết bị cắt đơn thuần. Chúng là công cụ sáng tạo toàn diện cho mọi đối tượng ...
So sánh chi tiết giữa máy in thăng hoa Brother SP1 chính hãng và máy in chế DIY: Bài viết phân tích chuyên sâu về hiệu suất, độ bền, chi ...
Bạn vừa sở hữu máy in thăng hoa Brother SP1 và đang tìm cách sử dụng hiệu quả nhất? Video này sẽ giúp bạn làm chủ chiếc máy này chỉ ...
“Nếu chỉ đánh nhãn cáp ở điểm đầu trong phòng viễn thông mà quên đánh nhãn ở điểm cuối tại nơi làm việc và không tuân theo tiêu chuẩn ANSI/TIA-606-B, bạn có thể mất thời gian gấp bốn hoặc năm lần chỉ để hoàn thành việc bấm đầu, đo kiểm và xuất báo cáo.”
Đánh nhãn là khâu rất quan trọng khi triển khai hạ tầng mạng. Kinh nghiệm thu thập từ nhiều kỹ sư thi công và nhà lắp đặt hệ thống cho thấy, sử dụng nhãn chất lượng và đánh nhãn theo đúng tiêu chuẩn thực sự giúp nhà quản trị tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong việc quản lý, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định với hiệu suất cao, giảm thiểu chi phí phát sinh do mất thời gian xử lý khi hệ thống gặp sự cố, đồng thời hỗ trợ việc bổ sung, di dời và mở rộng hệ thống trong tương lai.
Giải pháp đánh nhãn và quản lý cáp chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn ANSI/TIA-606-B là chìa khóa quan trọng đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài cho một cơ sở hạ tầng mạng:
Trải nghiệm của một chuyên gia
“Khi thiết kế và thi công những hệ thống cáp mạng mới, chúng tôi luôn đặt mục tiêu thuyết phục khách hàng đồng ý làm theo tiêu chuẩn ANSI/TIA-606-B”– Bill Lenz.
Là kỹ thuật viên đã có hơn 30 năm kinh nghiệm triển khai hạ tầng mạng, Bill Lenz hiện đang làm việc cho một công ty chuyên về thiết kế, lắp đặt và cung cấp giải pháp hạ tầng mạng, truyền tín hiệu đồng và quang, từng triển khai nhiều dự án cho quân đội Hoa Kỳ, các tổ chức y tế, giáo dục và các công ty thương mại hàng đầu. Lenz cho biết, công ty ông luôn cố gắng thuyết phục khác hàng đồng ý thiết kế theo tiêu chuẩn ANSI/TIA-606-B khi cần lắp đặt hệ thống cáp mạng mới. Đây là tiêu chuẩn không bắt buộc, nhưng là những chỉ dẫn hữu hiệu giúp người thi công nắm được các nguyên tắc chính khi đánh nhãn. Những hướng dẫn này được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp, giúp bất kỳ nhân viên nào cũng có thể hiểu cách chú thích cáp đi từ đâu đến đâu và chức năng từng đường cáp ra sao. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng triển khai được tiêu chuẩn ANSI/TIA-606-B.
Theo Lenz, để sửa chữa hoặc nâng cấp hạ tầng mạng sẵn có không theo tiêu chuẩn thành một hạ tầng mạng hoàn chỉnh theo đúng tiêu chuẩn là một thách thức lớn. Trong trường hợp này, nhân viên kỹ thuật không thể tuân thủ đúng tiêu chuẩn vì hạ tầng nâng cấp không đồng bộ với hạ tầng sẵn có, mà chỉ cố gắng cung cấp cho khách hàng một kế hoạch đánh nhãn hợp lý nhất có thể, giúp khách hàng thuận tiện hơn khi bổ sung, di dời hoặc thay đổi hệ thống sau này và thao tác dễ dàng trên hạ tầng hiện có. Một số ví dụ minh chứng hiệu quả của việc đánh nhãn theo tiêu chuẩn:
Là một kỹ sư có chứng nhận BICSI và chuyên hướng dẫn về tất cả mọi thành phần liên quan đến hạ tầng mạng, Lenz hy vọng trải nghiệm của mình sẽ giúp các tổ chức và đối tác triển khai lắp đặt hệ thống nhận ra tính hiệu quả của việc đánh nhãn cáp và thiết bị mạng. Đánh nhãn theo đúng tiêu chuẩn và quản lý bảo trì hạ tầng có kế hoạch sẽ giúp nâng cao độ an toàn, kéo dài tuổi thọ hệ thống mạng LAN và trung tâm dữ liệu. Với các nhà quản trị mạng, Lenz lưu ý: “Nên chọn một đối tác cáp uy tín, đáng tin cậy và có ít nhất một chuyên gia đủ trình độ chuyên môn. Dù bạn có đánh nhãn theo tiêu chuẩn ANSI/TIA-606-B hay không, những kỹ sư với trình độ chuyên môn cao có kỹ năng về công nghệ sẽ giúp bạn xây dựng và duy trì một hệ thống mạng hoạt động ổn định và lâu bền.”
Lenz chia sẻ thêm với các nhà thầu và chuyên gia lắp đặt hệ thống: Khi đội ngũ của bạn có thể hoàn thành các dự án càng nhanh và chuyên nghiệp, bạn càng thu được nhiều lợi nhuận. Để đạt được điều đó, cần tận dụng các công cụ hỗ trợ. Sử dụng máy in nhãn không dây cầm tay nhỏ gọn, dễ thao tác sẽ giúp bạn chỉ mất vài giây để tạo ra nhãn in hoàn chỉnh. Nên sử dụng các dòng sản phẩm công nghiệp cầm tay thế hệ mới nhất, tích hợp nhiều tính năng mới: điều khiển in trực tiếp bằng thiết bị cầm tay (Smartphone, máy tính bảng, PC…) thông qua mạng không dây, nhãn được cắt nhãn tự động sau khi in. Phần mềm sử dụng trên các thiết bị cầm tay cũng được tích hợp sẵn nhiều mẫu nhãn, người dùng chỉ cần lựa kiểu in, nhập ký tự cần in và máy sẽ đáp ứng mọi yêu cầu đánh nhãn của bạn.
Kết luận
Một kế hoạch đánh nhãn tốt nhất nên tuân theo tiêu chuẩn ANSI/TIA-606-B. Nhưng theo kinh nghiệm thực tế, vẫn có thể quản lý tốt cơ sở hạ tầng như bổ sung, di dời hoặc thay đổi về sau nếu hệ thống được đánh nhãn theo một định dạng nhất định, có tài liệu chú thích và sơ đồ bản vẽ lưu trữ chi tiết, và cần ghi chú vào hồ sơ lưu trữ bất kì thay đổi nào trong hệ thống. Đánh nhãn là khâu rất cần thiết và quan trọng giúp quản lý hiệu quả hạ tầng dây cáp và thiết bị mạng.